Xử lý vi phạm nhãn hiệu
Vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay đang được các doanh nghiệp rất quan tâm, đặc biệt là vi phạm quyền đối với nhãn hiệu. Công ty Sở hữu trí tuệ HAIHAN-IP sẵn sàng hỗ trợ khách hàng tiến hành các thủ tục bảo vệ quyền đối với sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công việc của mình, cụ thể là:
- Đánh giá sơ bộ mức độ vi phạm;
- Gửi đơn giám định đến cơ quan có thẩm quyền;
- Tư vấn các giải pháp pháp lý để xử lý các hành vi vi phạm nhãn hiệu bao gồm: gửi thư khuyến cáo vi phạm hoặc phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu;
- Khởi kiện ra Toà án yêu cầu bồi thường thiệt hại;
- Thực hiện biện pháp giám sát hải quan để ngăn chặn việc ra vào Việt Nam của các hàng hoá vi phạm tại các cửa khẩu.
Ngoài ra, trong một số các vụ việc phức tạp mà chủ sở hữu nhãn hiệu rất khó tiếp cận để thu thập bằng chứng vi phạm đối với quyền sở hữu trí tuệ của mình, ví dụ như sản phẩm vi phạm chỉ được sản xuất trong các nhà máy rồi xuất sang nước ngoài mà không được bán tại Việt Nam, HAIHAN-IP sẽ có biện pháp phù hợp để hỗ trợ khách hàng tìm được các bằng chứng vi phạm để ngăn chặn kịp thời việc sản xuất hàng hoá vi phạm gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu, sáng chế và kiểu dáng công nghiệp.
Các bước thực hiện công việc xử lý vi phạm:
Bước 1: Gửi thư khuyến cáo đến người vi phạm, yêu cầu loại bỏ các yếu tố vi phạm ra khỏi bảng biển quảng cáo, nhãn sản phẩm, tài liệu giới thiệu dịch vụ, card visit hay bất kỳ đối tượng nào sử dụng có dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu.
Bước 2: Nếu người vi phạm không thực hiện yêu cầu trong thư khuyến cáo, chủ bằng độc quyền sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp có thể nộp đơn yêu cầu Viện Sở hữu Trí tuệ giám định sự vi phạm. Bước này là cần thiết trước khi thực hiện bước 3 dưới đây.
Bước 3: Yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện việc xử lý vi phạm. Cơ quan chức năng là: thanh tra bộ khoa học công nghệ, công an kinh tế, quản lý thị trường. Người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính và phải loại bỏ các dấu hiệu vi phạm.
Nếu quý khách hàng có bất kỳ câu hỏi gì về xử lý vi phạm nhãn hiệu, xin vui lòng gọi đến văn phòng của HAIHAN-IP theo số 04-3202.8111 / 04-3202.8222 hoặc gọi số hotline 0983 788 469 hoặc gửi email đến địa chỉ: hh@haihan.vn, chúng tôi rất vui lòng hỗ trợ quý khách hàng.
_________________________________________________
Bài viết cùng mục - BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU:
Tra cứu nhãn hiệu nhằm đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu. Ngoài khả năng lựa chọn từ khóa phù hợp, người tra cứu còn cần có kỹ năng phân tích những nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn để đưa ra được quyết định có thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu hay không.>> Xem tiếp |
Đăng ký nhãn hiệu là một thủ tục cần thiết để đạt được cơ sở pháp lý về quyền sở hữu thương hiệu, được sử dụng độc quyền nhãn hiệu, có thể công khai về quyền sở hữu thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng. >> Xem tiếp |
||
Nhãn hiệu được cấp bằng có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Sau khoảng thời gian 10 năm, chủ sở hữu nhãn hiệu nếu tiếp tục sử dụng nhãn hiệu cần thực hiện việc gia hạn nhãn hiệu.>> Xem tiếp |
Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư cho việc thiết kế cho riêng mình mẫu logo rất phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, nhưng làm cách nào để bảo vệ độc quyền được logo của mình mà không bị các bên khác vi phạm.>> Xem tiếp |
||
Việc nhận chuyển nhượng nhãn hiệu đã trở nên phổ biến hiện nay khi một doanh nghiệp mong muốn sở hữu nhãn hiệu của một công ty khác.>> Xem tiếp |
|
Bản quyền tác giả là một tài sản trí tuệ có thời gian bảo hộ dài. Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm.>> Xem tiếp
|
|
Li-xăng: chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu Để có thể sử dụng một thương hiệu đã có danh tiếng cho việc kinh doanh, các tổ chức/cá nhân có thể nhận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu từ chủ nhãn hiệu có danh tiếng đã đăng ký độc quyền. >> Xem tiếp |
|
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế (đăng ký theo Madrid) Để bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài, chủ đơn có thể thực hiện việc nộp đơn nhãn hiệu theo Madrid và chỉ định những quốc gia cần đăng ký. >> Xem tiếp |
|
Bất cứ một bên thứ ba nào cũng có thể yêu cầu phản đối một nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký. Việc phản đối phải lập thành văn bản và phải có căn cứ xác đáng.>>Xem tiếp |
Đăng ký nhãn hiệu tại từng quốc gia Một cách khác để bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài là chủ đơn có thể thực hiện việc nộp đơn vào từng quốc gia.>> Xem tiếp |
||
Khi Cục Sở hữu Trí tuệ ra quyết định từ chối cấp bằng đối với nhãn hiệu đăng ký, nếu xét thấy ý kiến từ chối là không xác đáng, chủ đơn có thể thực hiện việc khiếu nại quyết định đó.>>Xem tiếp |
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.>>Xem tiếp |
||
|
Sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, nếu chủ bằng có những thay đổi về thông tin của chủ bằng thì chủ bằng có thể thực hiện việc sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.>> Xem tiếp |
|
Mã số mã vạch là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, tổ chức hoặc địa điểm… dựa trên việc ấn định một mã số cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng vạch để máy quét có thể đọc được.>>Xem tiếp |
|
Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Khi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị mất, bị hỏng, rách, bẩn, phai mờ đến mức không sử dụng được, chủ bằng có thể nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận nhãn hiệu.>>Xem tiếp |
Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm Việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, nộp hồ sơ và xử lý những vấn đề trong quá trình thẩm định cơ sở để cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là một quá trình tương đối phức tạp.>>Xem tiếp |
|
|
Khi chủ nhãn hiệu phát hiện thấy có một tổ chức/cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu mà không được phép của mình, chủ nhãn hiệu phải làm gì để ngăn chặn hành vi vi phạm quyền đối với nhãn hiệu của mình?>>Xem tiếp |
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức sản xuất kinh doanh phải tiến hành công bố chất lượng sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường. Ngoài ra, việc công bố cũng giúp doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kiểm soát được chất lượng sản phẩm của mình.>>Xem tiếp |
_________________________________________________
Để quý khách hàng có đầy đủ thông tin về xử lý vi phạm nhãn hiệu, xin vui lòng liên hệ:
Công ty Sở hữu Trí tuệ Hải Hân (HAIHAN-IP)
Tầng 12A, Center Building Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Số điện thoại: 024-3202 8111 / 024-3202 8222
Số hotline: 0983 788 469
Email: hh@haihan.vn
Công ty Sở hữu Trí tuệ Hải Hân (HAIHAN-IP) là Đại diện Sở hữu Trí tuệ được ghi nhận bởi Cục Sở hữu Trí tuệ theo Quyết định số 2543/QĐ-SHTT ngày 30/09/2013.