Thủ tục đăng ký thương hiệu
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU
Thương hiệu bản chất là nhãn hiệu qua quá trình sử dụng mà được nhiều khách hàng biết đến, làm tăng thêm hoặc giảm đi giá trị sản phẩm tùy theo cách chủ nhãn hiệu thực hiện việc truyền thông quảng bá sản phẩm và chất lượng, giá trị mang lại cho người tiêu dùng. Do đó, mỗi khi khách hàng nhắc đến sản phẩm mang nhãn hiệu, khách hàng thường kèm theo những nhật xét như "thương hiệu này tốt" hay "thương hiệu này chưa tốt". Do đó, khi bắt đầu kinh doanh một thương hiệu, chủ thương hiệu nên cân nhắc đăng ký thương hiệu để qua đó có cơ sở sử dụng độc quyền thương hiệu.
1) Cần chuẩn bị những tài liệu gì để thực hiện việc nộp đơn đăng ký thương hiệu?
a. Cần chuẩn bị 10 mẫu nhãn hiệu, trong đó mẫu thương hiệu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 20mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;
- Đối với nhãn hiệu là hình ba chiều thì mẫu nhãn hiệu phải kèm theo ảnh chụp hoặc hình vẽ thể hiện hình phối cảnh và có thể kèm theo mẫu mô tả ở dạng hình chiếu;
- Đối với nhãn hiệu có yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc yêu cầu bảo hộ. Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày dưới dạng đen trắng.
b. Cần cung cấp tên và địa chỉ của chủ đơn nhãn hiệu, trong đó:
- Nếu chủ đơn là cá nhân thì tên và địa chỉ ghi theo chứng minh nhân dân hoặc hộ khẩu.
- Nếu chủ đơn là tổ chức thì tên và địa chỉ ghi theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
c. Cần cung cấp danh mục sản phẩm/dịch vụ dự định đăng ký theo đơn nhãn hiệu:
- Danh mục sản phẩm dịch vụ được phân loại theo Bảng danh mục hàng hóa dịch vụ Ni-xơ.
- Có thể đăng ký nhãn hiệu cho một hoặc nhiều nhóm sản phẩm dịch vụ.
Về việc phân nhóm hàng hóa dịch vụ, các sản phẩm/dịch vụ cần được phân nhóm theo Phân loại hàng hóa Quốc tế trong đó có 34 nhóm sản phẩm và 11 nhóm dịch vụ, ví dụ:
- Nhóm 1: Sản phẩm hóa học dùng cho công nghiệp, khoa học, nhiếp ảnh, nghề làm vườn, lâm nghiệp.
- Nhóm 2: Thuốc màu, sơn, vecni; chất chống gỉ và chất bảo quản gỗ; thuốc nhuộm; thuốc cắn màu; nhựa tự nhiên dạng thô; kim loại dạng lá và dạng bột dùng cho họa sĩ, người làm nghề trang trí, nghề in và nghệ sĩ.
- Nhóm 3: Chất để tẩy trắng và các chất khác dùng để giặt; chất để tẩy rửa, đánh bóng, tẩy dầu mỡ và mài mòn; xà phòng; nước hoa, tinh dầu, mỹ phẩm, nước xức tóc; thuốc đánh răng.
Tiếp theo là các nhóm khác từ Nhóm 4 đến Nhóm 42 (không nêu ra ở đây).
- Nhóm 43: Dịch vụ cung cấp thực phẩm, đồ uống; chỗ ở tạm thời.
- Nhóm 44: Dịch vụ y tế; dịch vụ thú y; chăm sóc vệ sinh và sắc đẹp cho người hoặc động vật; dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ làm vườn và dịch vụ lâm nghiệp.
- Nhóm 45: Dịch vụ pháp lý; dịch vụ an ninh nhằm bảo vệ người và tài sản; các dịch vụ cá nhân và xã hội được cung cấp bởi người khác phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của cá nhân.
Nếu quý khách hàng có câu hỏi gì về việc phân nhóm hàng hóa dịch vụ để đăng ký nhãn hiệu, xin vui lòng gọi đến văn phòng của HAIHAN-IP số 04-3202.8111 / 04-3202.8222 hoặc 0983.788.469 hoặc email đến: hh@haihan.vn, chúng tôi rất vui lòng hỗ trợ quý khách hàng.
Với các tài liệu cần thiết nêu trên, Công ty Sở hữu Trí tuệ Hải Hân sẽ chuẩn bị tài liệu và tiến hành các thủ tục để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ theo các bước sau:
- Bước 1: Tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu trước khi nộp đơn (không bắt buộc);
- Bước 2: Nếu nhãn hiệu đạt khả năng bảo hộ theo kết quả tra cứu chúng tôi sẽ tiến hành nộp đơn tại Cục Sở hữu Trí tuệ.
d. Tài liệu tối thiểu để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:
Để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu vào Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn/đại diện người nộp đơn phải nộp các tài liệu sau đây:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- 10 mẫu nhãn hiệu theo yêu cầu như nêu trên;
- Giấy ủy quyền (nếu đơn được nộp qua đại diện Sở hữu Trí tuệ);
- Chứng từ nộp lệ phí.
2) Làm cách nào để tối ưu chi phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu?
Để tối ưu chi phí khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn có thể cân nhắc những giải pháp sau:
a. Thực hiện tra cứu sơ bộ trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu Trí tuệ để đánh giá khả năng tương tự gây nhầm lẫn của nhãn hiệu dự định đăng ký với các nhãn hiệu đã được cấp bằng. Nếu phát hiện có nhãn hiệu đã đăng ký trùng với nhãn hiệu của mình, người nộp đơn nhãn hiệu nên cân nhắc sửa đổi nhãn hiệu cho khác biệt. Việc tra cứu sơ bộ được thực hiện trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu Trí tuệ tại http://iplib.noip.gov.vn.
(Tham khảo hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu tại Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu của HAIHAN-IP).
b. Do phí đăng ký nhãn hiệu được tính toán dựa trên số nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký, mức phí tối thiểu cho đơn nhãn hiệu tương ứng với đơn có 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ với nhỏ hơn hoặc bằng 6 sản phẩm/dịch vụ. Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ tính thêm phí đăng ký cho từng nhóm bổ sung và từng sản phẩm/dịch vụ từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm. Do đó, chủ đơn nên cân nhắc chỉ đăng ký cho những nhóm sản phẩm/dịch vụ mà chủ đơn dự định sẽ khai thác thương mại, không đăng ký cho tất cả các nhóm sản phẩm/dịch vụ tương ứng với các nhóm ngành ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí.
Ví dụ: Trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty Cổ phần Hạ Tầng Đông Á tại Tầng 8 Tòa nhà Center Building Hapulico Complex, Số 1 Phố Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội có các nhóm ngành như sau:
STT | Tên ngành | Mã ngành |
Nhóm hàng hóa/dịch vụ đăng ký nhãn hiệu |
1 | Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy | 4659 | 35 |
2 | Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan | 7110 | 37 |
3 | Đại lý, môi giới, đấu giá | 4610 | 39 |
4 | Đóng tàu và cấu kiện nổi | 3011 | 37 |
5 | Sản xuất máy nông nghiệp và lâm nghiệp | 2821 | 07 |
6 | Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế | 3100 | 20 |
7 | Sản xuất phương tiện và thiết bị vận tải khác chưa được phân vào đâu | 3099 | 12 |
8 | Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê | 6810 | 35 |
Nếu đăng ký nhãn hiệu với toàn bộ các nhóm ngành theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Công ty Cổ phần Hạ Tầng Đông Á sẽ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho 6 nhóm sản phẩm/dịch vụ là: 07; 12; 20; 35; 37; 39. Tuy nhiên, sau khi xem xét kỹ lưỡng các mảng việc mà Công ty hoạt động, Công ty đã đăng ký nhãn hiệu cho 2 nhóm chính là: 35 và 37. Do đó, việc lựa chọn những nhóm sản phẩm/dịch vụ cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp để giảm bớt chi phí bảo hộ nhãn hiệu là cần thiết.
3) Thời gian xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu?
Việc xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu gồm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn thẩm định hình thức: 1-2 tháng: trong giai đoạn hình thức, nếu đơn đăng ký nhãn hiệu có những sai sót như sự không thống nhất về tên và địa chỉ của chủ đơn trong tờ khai và trong giấy ủy quyền, phí nộp đơn không đầy đủ hay phân nhóm hàng hóa dịch vụ không đúng, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ ra thông báo thiếu sót hình thức và cho thời hạn 1 tháng để người nộp đơn khắc phục thiếu sót. Nếu thiếu sót được khắc phục, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
- Công bố đơn: trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ, đơn nhãn hiệu được công bố trên Công báo của Cục Sở hữu Trí tuệ. Người nộp đơn có thể tra cứu thông tin đơn công bố tại trang web của Cục Sở hữu Trí tuệ: http://iplib.noip.gov.vn.
- Giai đoạn thẩm định nội dung: thời gian thẩm định nội dung theo quy định của Cục Sở hữu Trí tuệ nằm trong khoảng từ 9 đến 11 tháng hoặc đôi khi kéo dài hơn, tuỳ theo mức độ khó của từng đơn. Trong giai đoạn này, thẩm định viên có thể đưa ra những công văn từ chối cấp bằng một phần nhãn hiệu hoặc từ chối cấp bằng cho nhãn hiệu và cho người nộp đơn thời hạn 02 tháng để phúc đáp. Nếu nội dung phúc đáp của người nộp đơn khắc phục được nội dung từ chối của Cục, đơn nhãn hiệu sẽ được cấp bằng.
- Giai đoạn cấp bằng: giai đoạn này kéo dài từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ phí cấp bằng.
4) Chi phí đăng ký nhãn hiệu là bao nhiêu?
Phí đăng ký nhãn hiệu được tính theo số nhóm hàng hóa/dịch vụ đăng ký và số sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm. Thông thường, khi nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn phải nộp các loại phí sau đây:
- Lệ phí nộp đơn cho các nhóm hàng hoá/dịch vụ;
- Lệ phí nộp đơn cho các sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm;
- Lệ phí công bố đơn;
- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung cho mỗi nhóm hàng hoá, dịch vụ;
- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung cho các sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm;
- Phí thẩm định nội dung cho các nhóm hàng hoá/dịch vụ;
- Phí thẩm định nội dung bổ sung cho các sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm.
Ngoài ra, nếu đơn xin hưởng quyền ưu tiên thì người nộp đơn sẽ phải nộp lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
Như vậy, chi phí cho việc nộp một đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ khác nhau. Nếu một đơn nhãn hiệu chỉ đăng ký một nhóm sản phẩm/dịch vụ có không quá 6 sản phẩm/dịch vụ thì chi phí sẽ ở mức thấp nhất.
Ví dụ: Quý khách hàng có thể tham khảo đơn nhãn hiệu "Water Neo, hình" dưới đây mà HAIHAN-IP đã nộp và được cấp bằng chỉ có Nhóm 32 với 05 sản phẩm trong nhóm:
Một Ví dụ khác: Quý khách hàng có thể tham khảo đơn nhãn hiệu "AEE, hình" dưới đây mà HAIHAN-IP đã nộp và được cấp bằng có 3 nhóm là nhóm 09, nhóm 11, nhóm 35 với mỗi nhóm có không nhiều hơn 06 sản phẩm/dịch vụ:
Như vậy, nộp đơn đăng ký thương hiệu cho 1 nhóm thì toàn bộ chi phí hết bao nhiêu? Đơn có 3 nhóm hàng hóa/dịch vụ thì toàn bộ chi phí hết bao nhiêu? Quý khách hàng có thể liên hệ HAIHAN-IP bằng cách gọi đến số 04-3202 8111 / 3202 8222 hoặc 0983 788 469 hoặc email đến: hh@haihan.vn, chúng tôi rất vui lòng báo giá cụ thể để quý khách hàng cân nhắc việc đăng ký.
_________________________________________________
Bài viết cùng mục - BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU:
Tra cứu nhãn hiệu nhằm đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu. Ngoài khả năng lựa chọn từ khóa phù hợp, người tra cứu còn cần có kỹ năng phân tích những nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn để đưa ra được quyết định có thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu hay không.>> Xem tiếp |
Đăng ký nhãn hiệu là một thủ tục cần thiết để đạt được cơ sở pháp lý về quyền sở hữu thương hiệu, được sử dụng độc quyền nhãn hiệu, có thể công khai về quyền sở hữu thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng. >> Xem tiếp |
||
Nhãn hiệu được cấp bằng có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Sau khoảng thời gian 10 năm, chủ sở hữu nhãn hiệu nếu tiếp tục sử dụng nhãn hiệu cần thực hiện việc gia hạn nhãn hiệu.>> Xem tiếp |
Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư cho việc thiết kế cho riêng mình mẫu logo rất phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, nhưng làm cách nào để bảo vệ độc quyền được logo của mình mà không bị các bên khác vi phạm.>> Xem tiếp |
||
Việc nhận chuyển nhượng nhãn hiệu đã trở nên phổ biến hiện nay khi một doanh nghiệp mong muốn sở hữu nhãn hiệu của một công ty khác.>> Xem tiếp |
|
Bản quyền tác giả là một tài sản trí tuệ có thời gian bảo hộ dài. Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm.>> Xem tiếp
|
|
Li-xăng: chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu Để có thể sử dụng một thương hiệu đã có danh tiếng cho việc kinh doanh, các tổ chức/cá nhân có thể nhận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu từ chủ nhãn hiệu có danh tiếng đã đăng ký độc quyền. >> Xem tiếp |
|
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế (đăng ký theo Madrid) Để bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài, chủ đơn có thể thực hiện việc nộp đơn nhãn hiệu theo Madrid và chỉ định những quốc gia cần đăng ký. >> Xem tiếp |
|
Bất cứ một bên thứ ba nào cũng có thể yêu cầu phản đối một nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký. Việc phản đối phải lập thành văn bản và phải có căn cứ xác đáng.>>Xem tiếp |
Đăng ký nhãn hiệu tại từng quốc gia Một cách khác để bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài là chủ đơn có thể thực hiện việc nộp đơn vào từng quốc gia.>> Xem tiếp |
||
Khi Cục Sở hữu Trí tuệ ra quyết định từ chối cấp bằng đối với nhãn hiệu đăng ký, nếu xét thấy ý kiến từ chối là không xác đáng, chủ đơn có thể thực hiện việc khiếu nại quyết định đó.>>Xem tiếp |
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.>>Xem tiếp |
||
|
Sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, nếu chủ bằng có những thay đổi về thông tin của chủ bằng thì chủ bằng có thể thực hiện việc sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.>> Xem tiếp |
|
Mã số mã vạch là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, tổ chức hoặc địa điểm… dựa trên việc ấn định một mã số cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng vạch để máy quét có thể đọc được.>>Xem tiếp |
|
Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Khi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị mất, bị hỏng, rách, bẩn, phai mờ đến mức không sử dụng được, chủ bằng có thể nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận nhãn hiệu.>>Xem tiếp |
Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm Việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, nộp hồ sơ và xử lý những vấn đề trong quá trình thẩm định cơ sở để cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là một quá trình tương đối phức tạp.>>Xem tiếp |
|
|
Khi chủ nhãn hiệu phát hiện thấy có một tổ chức/cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu mà không được phép của mình, chủ nhãn hiệu phải làm gì để ngăn chặn hành vi vi phạm quyền đối với nhãn hiệu của mình?>>Xem tiếp |
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức sản xuất kinh doanh phải tiến hành công bố chất lượng sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường. Ngoài ra, việc công bố cũng giúp doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kiểm soát được chất lượng sản phẩm của mình.>>Xem tiếp
|
_________________________________________________
Để quý khách hàng có đầy đủ thông tin về thủ tục và chi phí cho việc đăng ký thương hiệu, xin vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Sở hữu Trí tuệ Hải Hân (HAIHAN-IP)
Tầng 12A, Tòa nhà văn phòng Center Building Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Tel: 04-3202 8111 / 04-3202 8222 Fax: 04-3202 8333
Số hotline: 0983 788 469
Email: hh@haihan.vn
Công ty Sở hữu Trí tuệ Hải Hân (HAIHAN-IP) là Đại diện Sở hữu Trí tuệ được ghi nhận bởi Cục Sở hữu Trí tuệ theo Quyết định số 2543/QĐ-SHTT ngày 30/09/2013.