• » Đăng ký sáng chế
  • » Đăng ký nhãn hiệu
  • » Đăng ký kiểu dáng (design)
  • » Xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ
  • » Thủ tục tại Lào
  • » Thủ tục tại Campuchia
  • Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

    Thu tuc dang ky nhan hieuThủ tục đăng ký nhãn hiệu gồm việc chuẩn bị tài liệu đăng ký, nộp đơn và theo đuổi đơn trong giai đoạn thẩm định hình thức và thẩm định nội dung và làm thủ tục cấp bằng. 

    1. Tài liệu cần chuẩn bị bao gồm:

    - 10 mẫu nhãn hiệu theo quy định;

    - Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu;

    - Chứng từ nộp lệ phí.

    Ngoài ra, người nộp đơn còn có thể phải chuẩn bị thêm các tài liệu khác như:

    - Giấy ủy quyền nếu nộp qua đại diện sở hữu trí tuệ.

    - Tài liệu chứng mình quyền ưu tiên, nếu có.

    - Tài liệu thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác, nếu có.

    2. Nộp đơn và xử lý trong giai đoạn thẩm định hình thức

    Trong thủ tục đăng ký nhãn hiệu, việc nộp đơn có thể được thực hiện trực tiếp bởi chủ đơn hoặc thông qua đại diện sở hữu trí tuệ được cấp phép bởi Cục sở hữu trí tuệ.

    Sau khi nộp đơn, thẩm định viên sẽ xem xét các thông tin khai trên tờ khai, xem xét phân nhóm hàng hóa/dịch vụ, xem xét phí nộp theo số nhóm hàng hóa/dịch vụ và các sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi trong các nhóm và xem xét các tài liệu khác có trong đơn. Thẩm định viên có thể sẽ ra công văn từ chối nếu đơn có bất kỳ một thiếu sót hình thức nào.

    Nếu nhận được công văn thẩm định hình thức thì người nộp đơn có thời hạn 1 tháng kể từ ngày ký công văn để trả lời, nếu quá thời hạn này mà người nộp đơn không trả lời thì đơn coi như bị rút bỏ.

    Nếu đơn không có thiếu sót hình thức nào hoặc người nộp đơn khắc phục được những thiếu sót trong công văn hình thức của Cục Sở hữu Trí tuệ thì thẩm định viên sẽ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

    3. Công bố đơn trên công báo của Cục Sở hữu Trí tuệ

    Công bố đơn là một bước trong thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Việc công bố nhằm cho các tổ chức/cá nhân khác biết đến đơn nhãn hiệu của chủ đơn. Bất kỳ bên thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến phản đối việc cấp bằng của đơn nhãn hiệu được đăng trên Công báo của Cục Sở hữu Trí tuệ nếu đưa ra được lý do xác đáng.

    Đơn nhãn hiệu được công bố trong vòng 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận đơn hợp lệ.

    Thu tục dang ky nhan hieu4. Thẩm định nội dung đơn

    Thời gian thẩm định nội dung đơn theo quy định của Cục sở hữu Trí tuệ là 9-10 tháng. Tuy nhiên, trong thực tế thời gian xử lý của giai đoạn này là từ 14-16 tháng. Trong giai đoạn này, thẩm định viên sẽ đưa ra một trong số những ý kiến sau:

    - Đơn bị từ chối vì tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được cấp bằng, hoặc

    - Đơn bị từ chối một phần vì tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được cấp bằng, hoặc

    - Đơn đủ điều kiện cấp bằng và yêu cầu người nộp đơn nộp phí cấp bằng.

    Nếu đơn bị từ chối thì người nộp đơn có 2 tháng tính từ ngày ký công văn từ chối để trả lời. Trong trường hợp ý kiến trả lời không đầy đủ, xác đáng, Cục sở hữu Tri tuệ sẽ ra Công văn từ chối và cho người nộp đơn 3 tháng để khiếu nại. Trường hợp ý kiến trả lời là đầy đủ và xác đáng thì đơn được cấp bằng.

    5. Cấp bằng

    Chủ đơn/người đại diện của chủ đơn nộp phí cấp bằng và nhận văn bằng khoảng khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày nộp phí.

    Sau khi đơn nhãn hiệu được cấp bằng, chủ đơn lúc này được gọi là chủ bằng hoặc chủ nhãn hiệu là người có quyền độc quyền đối với việc sử dụng, cho phép người khác sử dụng, ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình.

    Ngoài ra, khi phát hiện thấy những nhãn hiệu có khả năng tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình, chủ nhãn hiệu có thể tự mình hoặc thông qua một đại diện sở hữu trí tuệ tiến hành các biện pháp xử lý vi phạm nếu thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi đối với nhãn hiệu của mình.

    Nếu quý khách hàng có bất kỳ câu hỏi gì về thủ tục đăng ký nhãn hiệu, xin vui lòng gọi đến văn phòng của HAIHAN-IP theo số 04-3202.8111 / 04-3202.8222 hoặc gọi số hotline 0983 788 469 hoặc gửi email đến địa chỉ: hh@haihan.vn, chúng tôi rất vui lòng hỗ trợ quý khách hàng.

    _________________________________________________

    Bài viết cùng mục - BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU:

    Tra cuu nhan hieu

    Tra cứu nhãn hiệu

    Tra cứu nhãn hiệu nhằm đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu. Ngoài khả năng lựa chọn từ khóa phù hợp, người tra cứu còn cần có kỹ năng phân tích những nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn để đưa ra được quyết định có thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu hay không.>> Xem tiếp 

    dang ky nhan hieu

    Đăng ký nhãn hiệu

    Đăng ký nhãn hiệu là một thủ tục cần thiết để đạt được cơ sở pháp lý về quyền sở hữu thương hiệu, được sử dụng độc quyền nhãn hiệu, có thể công khai về quyền sở hữu thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng. >> Xem tiếp

    gia han nhan hieu

    Gia hạn nhãn hiệu

    Nhãn hiệu được cấp bằng có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Sau khoảng thời gian 10 năm, chủ sở hữu nhãn hiệu nếu tiếp tục sử dụng nhãn hiệu cần thực hiện việc gia hạn nhãn hiệu.>> Xem tiếp

    dang ky doc quyen logo

    Đăng ký độc quyền logo

    Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư cho việc thiết kế cho riêng mình mẫu logo rất phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, nhưng làm cách nào để bảo vệ độc quyền được logo của mình mà không bị các bên khác vi phạm.>> Xem tiếp

    chuyen nhuong nhan hieu

    Chuyển nhượng nhãn hiệu

    Việc nhận chuyển nhượng nhãn hiệu đã trở nên phổ biến hiện nay khi một doanh nghiệp mong muốn sở hữu nhãn hiệu của một công ty khác.>> Xem tiếp

    dang ky ban quyen tac gia 

     

    Đăng ký bản quyền tác giả

    Bản quyền tác giả là một tài sản trí tuệ có thời gian bảo hộ dài. Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm.>> Xem tiếp

     

     Li-xăng nhãn hiệu

    Li-xăng: chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

    Để có thể sử dụng một thương hiệu đã có danh tiếng cho việc kinh doanh, các tổ chức/cá nhân có thể nhận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu từ chủ nhãn hiệu có danh tiếng đã đăng ký độc quyền. >> Xem tiếp

     

    Trademark Madrid Hai Han

    Đăng ký nhãn hiệu quốc tế (đăng ký theo Madrid)

    Để bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài, chủ đơn có thể thực hiện việc nộp đơn nhãn hiệu theo Madrid và chỉ định những quốc gia cần đăng ký. >> Xem tiếp

     Phan doi nhan hieu

    Phản đối nhãn hiệu

    Bất cứ một bên thứ ba nào cũng có thể yêu cầu phản đối một nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký. Việc phản đối phải lập thành văn bản và phải có căn cứ xác đáng.>>Xem tiếp

     Dang ky nhan hieu Quoc te

    Đăng ký nhãn hiệu tại từng quốc gia

    Một cách khác để bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài là chủ đơn có thể thực hiện việc nộp đơn vào từng quốc gia.>> Xem tiếp

     Khieu nai nhan hieu

    Khiếu nại nhãn hiệu

    Khi Cục Sở hữu Trí tuệ ra quyết định từ chối cấp bằng đối với nhãn hiệu đăng ký, nếu xét thấy ý kiến từ chối là không xác đáng, chủ đơn có thể thực hiện việc khiếu nại quyết định đó.>>Xem tiếp

     Nhan hieu tap the

    Đăng ký nhãn hiệu tập thể

    Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.>>Xem tiếp

    Sua doi dang ky nhan hieu 

     

    Sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

    Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, nếu chủ bằng có những thay đổi về thông tin của chủ bằng thì chủ bằng có thể thực hiện việc sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.>> Xem tiếp

     Ma so ma vach

     

    Đăng ký mã số mã vạch

    Mã số mã vạch là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, tổ chức hoặc địa điểm… dựa trên việc ấn định một mã số cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng vạch để máy quét có thể đọc được.>>Xem tiếp

     Cap lai Giay chung nhan dang ky nhan hieu

     

    Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

    Khi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị mất, bị hỏng, rách, bẩn, phai mờ đến mức không sử dụng được, chủ bằng có thể nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận nhãn hiệu.>>Xem tiếp

    Ve sinh an toan thuc pham

    Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

    Việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, nộp hồ sơ và xử lý những vấn đề trong quá trình thẩm định cơ sở để cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là một quá trình tương đối phức tạp.>>Xem tiếp

     Xu ly vi pham nhan hieu

     

    Xứ lý vi phạm nhãn hiệu

    Khi chủ nhãn hiệu phát hiện thấy có một tổ chức/cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu mà không được phép của mình, chủ nhãn hiệu phải làm gì để ngăn chặn hành vi vi phạm quyền đối với nhãn hiệu của mình?>>Xem tiếp

     Cong bo tieu chuan chat luong

    Công bố tiêu chuẩn chất lượng

    Theo quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức sản xuất kinh doanh phải tiến hành công bố chất lượng sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường. Ngoài ra, việc công bố cũng giúp doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kiểm soát được chất lượng sản phẩm của mình. >>Xem tiếp

    _____________________________________

    Để quý khách hàng có đầy đủ thông tin về thủ tục đăng ký nhãn hiệu, xin vui lòng liên hệ:

    hoai le tan

    Công ty TNHH Sở hữu Trí tuệ Hải Hân (HAIHAN-IP)

    Tầng 12A, Tòa nhà văn phòng Center Building Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

    Tel: 04-3202 8111 / 04-3202 8222              Fax: 04-3202 8333

    Số hotline: 0983 788 469

    Email: hh@haihan.vn

    Công ty Sở hữu Trí tuệ Hải Hân (HAIHAN-IP) là Đại diện Sở hữu Trí tuệ được ghi nhận bởi Cục Sở hữu Trí tuệ theo Quyết định số 2543/QĐ-SHTT ngày 30/09/2013.