• » Đăng ký sáng chế
  • » Đăng ký nhãn hiệu
  • » Đăng ký kiểu dáng (design)
  • » Xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ
  • » Thủ tục tại Lào
  • » Thủ tục tại Campuchia
  • » Thủ tục tại Myanma
  • Bài viết về thương hiệu

    Những lưu ý gì khi trả lời Công văn kết quả thẩm định nội dung?
    Thứ ba, 09:05 Ngày 16/05/2017.

    Khi đơn đăng ký nhãn hiệu bước vào giai đoạn thẩm định nội dung, thẩm định viên sẽ tiến hành đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đó. Chính vì thế, trong quá trình thẩm định nội dung, một số đơn nhãn hiệu chưa đáp ứng được yêu cầu bảo hộ, Cục sẽ ra thông báo từ chối cấp văn bằng, trong những trường hợp này, các tổ chức, cá nhân cần nắm rõ những thông tin cơ bản sau:

     

    1. Một số từ chối thường gặp trong giai đoạn thẩm định nội dung.

     

    Người nộp đơn sẽ nhận được Công văn thông báo từ chối cấp bằng cho nhãn hiệu yêu cầu trả lời một số vấn đề sau đây:

     

    + Danh mục sản phẩm hàng hóa.

     

    + Các dấu hiệu của nhãn hiệu gồm các dấu hiệu sau:

     

    • + Dấu hiệu hình.
    • + Dấu hiệu chữ.
    • + Kết hợp cả hai dấu hiệu hình và chữ.

     

    2. Lưu ý khi tiến hành trả lời Công văn

     

    Khi tiến hành trả lời Công văn liên quan đến các vấn đề nêu trên, các tổ chức, cá nhân cần lưu ý một số những điểm sau:

     

    A) Thời hạn trả lời Công văn

     

    + Thời hạn ấn định trong Thông quá thẩm định nội dung là 2 tháng kể từ ngày ra thông báo. Chủ nhãn hiệu trong vòng 2 tháng không thực hiện việc trả lời Cục sẽ đưa ra thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

     

    + Trong trường hợp các tổ chức, cá nhân chưa có ý kiến trả lời Công văn có thể được gia hạn một lần bằng đúng thời hạn đã được ấn định, với điều kiện các tổ chức, cá nhân phải yêu cầu gia hạn phải nộp văn bản yêu cầu gia hạn trước ngày kết thúc thời hạn ấn định và nộp phí theo quy định.

     

    B) Các dấu hiệu của nhãn hiệu

     

    + Đơn nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ một phần danh mục sản phẩm, dịch vụ hoặc các yếu tố chứa dấu hiệu hình, chữ của nhãn hiệu.

     

    Với trường hợp này các tổ chức, cá nhân nhãn hiệu soạn Công văn yêu cầu loại bỏ một phần sản phẩm/dịch vụ bị coi là trùng và tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng về bản chất, chức năng, mục đích sử dụng và được đưa ra thị trường theo cùng một kênh phân phối, thương mại được nêu ra trong Công văn.

     

    Đối với đơn bị từ chối một phần các yếu tố chứa các dấu hiệu của nhãn hiệu, các tổ chức, cá nhân nên thực hiện việc loại bỏ những yếu tố mang dấu hiệu mang tính mô tả về sản phẩm/dịch vụ và gây nhầm lẫn về về nguồn gốc xuất sứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác hoặc yêu cầu loại bỏ những yếu tố phức tạp khó nhận thức, khó ghi nhớ.

     

    Tất cả những yêu cầu loại bỏ một phần danh mục hàng hóa, sản phẩm hoặc các dấu hiệu của nhãn hiệu sẽ phụ thuộc theo nội dung được nêu ra trong Công văn Cục gửi đến các tổ chức, cá nhân.

     

    Khi thực hiện loại bỏ các yếu tố không được bảo hộ, chủ sở hữu phải nộp phí theo đúng quy định theo thông tư 263-TT/BTC ban hành năm tháng 01/2017.

     

    + Đơn nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ toàn bộ sản phẩm/dịch vụ hoặc các dấu hiệu của nhãn hiệu.

     

    Khi nhãn hiệu bị từ chối toàn bộ thì đơn nhãn hiệu sẽ có khả năng cấp bằng thấp.

     

    Với trường hợp này, chủ nhãn hiệu nên liên hệ với các đại diện sở hữu trí Tuệ để được tư vấn cụ thể về nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ toàn bộ sản phẩm hoặc toàn bộ các dấu hiệu của nhãn hiệu.

     

    Để không gặp những trường hợp nêu trên, các tổ chức, cá nhân nên thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu trước khi tiến hành việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu sẽ giúp giảm thiểu được rủi ro trong quá trình nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu và đảm được thời hạn cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu.

    Bài viết khác