• » Đăng ký sáng chế
  • » Đăng ký nhãn hiệu
  • » Đăng ký kiểu dáng (design)
  • » Xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ
  • » Thủ tục tại Lào
  • » Thủ tục tại Campuchia
  • » Thủ tục tại Myanma
  • Bài viết về thương hiệu

    Những thủ tục cần thiết khi đăng ký nhãn hiệu
    Thứ ba, 04:49 Ngày 23/05/2017.

    Trong những năm gần đây, vai trò của việc bảo vệ các tài sản Sở hữu trí tuệ không ngừng được nâng cao. Cùng với nhận thức đó, các tổ chức, cá nhân đã tích cực sử dụng các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp và lợi ích của mình trước pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực Sở hữu Trí tuệ đặc biệt trong việc bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

     

    Dưới đây là thủ tục đăng ký thương hiệu theo quy định tại luật sở hữu trí tuệ.

     

    1. Người nộp và cách thức nộp đơn nhãn hiệu

     

    Người nộp đơn, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hay thương hiệu tại trụ sở Cục Sở hữu Trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu Trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng hoặc hồ sơ đăng ký nhãn hiệu có thể gửi qua đường bưu điện tới các văn phòng tiếp nhận đơn nhãn hiệu.

     

    Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có nhãn hiệu logo, thương hiệu, nhãn hiệu, logo được bảo hộ được bảo hộ độc quyền theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức Đại diện Sở hữu Trí tuệ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu Trí tuệ hoặc văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ.

     

    2. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, bao gồm:

     

    a) Tờ khai đăng ký quyền nhãn hiệu

     

    Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sử dụng mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu.

     

    2 bản tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính chủ sở hữu nhãn hiệu, hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện việc phân nhóm, tính phí và mô tả nhãn hiệu xin được đăng ký.

     

    (Xin đọc kỹ hướng dẫn ghi thông tin sau mỗi tờ khai.)

     

    b) 7 mẫu nhãn hiệu.

     

    05 mẫu được lưu tại Cục Sở hữu Trí tuệ, 02 bản được dán lên 2 bản tờ khai đăng ký nhãn hiệu trong đó 1 bản lưu tại Cục sở hữu trí tuệ, còn 1 bản chủ sở hữu lưu lại.

     

    c) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;

     

    d) Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền sử dụng nhãn hiệu của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừà.

     

    đ) Văn bản đồng ý sử dụng của chủ sở hữu nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền.

     

    e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu nhãn hiệu thuộc vào nhãn hiệu tập thể.

     

    Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

     

    3. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

     

    Trong thời hạn 14-18 tháng kể từ ngày nhận Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ. Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối thì Cục Sở hữu trí tuệ phải thông báo bằng văn bản cho người nộp nộp đơn.

     

    4. Các trường hợp cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận

     

    4.1 Trường hợp cấp lại, đổi Giấy chứng nhận

     

    Theo quy định  của Luật Sở hữu trí tuệ chủ sở hữu nhãn hiệu có nhu cầu xin cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận thì nộp đơn nêu rõ lý do và nộp 02 bộ hồ sơ yêu cầu cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận.

     

    Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp lại Giấy chứng nhận nhãn hiệu trong trường hợp Giấy chứng nhận bị mất; đổi Giấy chứng nhận trong trường hợp bị rách nát, hư hỏng hoặc thay đổi địa chỉ của chủ sở hữu nhãn hiệu.

     

    4.2 Trường hợp hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận

     

    Trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận không phải là chủ sở hữu nhãn hiệu và không thuộc đối tượng bảo hộ thì Cục Sở hữu Trí tuệ hủy bỏ hiệu lực các Giấy chứng nhận đã cấp.

     

    Tổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận trái với quy định của Luật này thì có quyền yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận.

     

    5. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận

     

    Mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận được quy định cụ thể tại Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

     

    6. Nơi tiếp nhận đăng ký, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận

     

    - Phòng Đăng ký nhãn hiệu, quyền liên quan, Cục Sở hữu trí tuệ.

     

    - Văn phòng Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh.

     

    - Văn phòng Đại diện Sở hữu trí tuệ tại TP. Đà Nẵng.

    (Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu xem tại đây: Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại HAIHAN-IP)

     

    Bài viết khác