• » Đăng ký sáng chế
  • » Đăng ký nhãn hiệu
  • » Đăng ký kiểu dáng (design)
  • » Xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ
  • » Thủ tục tại Lào
  • » Thủ tục tại Campuchia
  • ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

    Hướng dẫn xử lý vi phạm nhãn hiệu tại HAIHAN-IP
    Thứ bảy, 01:43 Ngày 27/05/2017.

    Nhãn hiệu là một trong những quyền được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, việc bảo hộ này được thông qua thủ tục đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ. Khi chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì chủ thể đó có quyền sử dụng và khai thác và định đoạt với nhãn hiệu đăng ký và có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình. Lúc này, mọi hành vi sử dụng nhãn hiệu không được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đều được coi là hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

     

      Chủ sở hữu nhãn hiệu khi phát hiện có tổ chức, cá nhân khách thực hiện hành vi xâm phạm nhãn hiệu của mình, chủ sở hữu có thể tiến hành thủ tục yêu xử lý xâm phạm nhãn hiệu tới các cơ quan có thẩm quyền. Để người nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm nhãn hiệu cần phải nắm rõ những thông tin sau đây:

     

    1. Hành vi bị coi là xâm phạm nhãn hiệu:

     

      + Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký cho nhãn hiệu đó.

     

      + Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan đã đăng ký cho nhãn hiệu đó nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.

     

      + Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự, hoặc liên quan đến hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đã đăng ký, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.

     

      + Sử dụng dấu hiệu trùng, tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm cho hàng hoá bất kỳ, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

     

    2. Người vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý như sau:

     

    Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

     

      + Cảnh cáo.

     

      +  Phạt tiền.

     

    - Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

     

       + Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu,  phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;    

     

       + Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.

     

    - Ngoài các hình thức xử phạt trên, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

     

       + Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;

     

       + Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.

     

    - Mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá năm lần giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được.

     

    3. Chủ sở hữu nhãn hiệu tiến hành thủ tục yêu cầu xử lý vi phạm như sau:

     

    1. Giám định sở hữu trí tuệ

     

    a. Giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

     

        Giám định sở hữu trí tuệ là bước không bắt buộc, nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm và được coi là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Khách hàng nên tiến hành giám định sở hữu trí trước khi tiến hành xử lý vi phạm chính thức.

     

    b. Hồ sơ giám định sở hữu gồm những tài liệu sau:

     

    + Tờ khai theo mẫu.

     

    + Giấy ủy quyền

     

    + Tài liệu chứng minh quyền của chủ thể quyền hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có xác nhận của Cục sở hữu trí tuệ.

     

    + Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị nghi ngờ (Mẫu vật hoặc ảnh chụp dấu hiệu vi phạm

     

    Thời hạn để giám định thường nằm trong khoảng từ 7 đến 15 ngày làm việc.

     

    2. Tiến hành xử lý vi phạm.

     

    - Dựa vào kết quả giám định, chủ thể quyền có thể lựa chọn các phương án sau đây để xử lý xâm phạm quyền

     

    Bước 1: Gửi thư khuyến cáo.

     

    + Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tiến hành gửi thư khuyến cáo và yêu cầu bên vi phạm chấm dứt và có biện pháp khắc phục đối với hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu của khách hàng.

    + Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện các yêu cầu trên hoặc thực hiện không đầy đủ thì chủ thể quyền có thểm xem xét phương án 2 dưới đây.

     

    Bước này không phải là bước bắt buộc.

     

    Bước 2: Yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi xậm phạm của bên vi phạm (biện pháp hành chính)

     

    Hồ sơ yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi xậm phạm của bên vi phạm gồm những tài liệu sau:

     

    + Giấy ủy quyền nếu thông qua đại diện

     

    + Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền.

     

    + Tài liệu chứng minh tư cách chủ thể quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xác nhận của NOIP)

     

    + Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị xử lý (Mẫu vật hoặc ảnh chụp dấu hiệu vi phạm);

     

    + Kết luận giám định của Viện khoa học sở hữu trí tuệ;

     

    + Các tài liệu khác có khả năng sử dụng trong quá trình xử lý của cơ quan có thẩm quyền.

     

    4. Thời hạn xử lý vi phạm nhãn nhiệu

     

    + Trong vòng 10 ngày sau khi nhận được đơn yêu cầu xử lý, có quan có thẩm quyền phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn yêu cầu xử lý. Trong trường hợp đơn chưa cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ thì cơ quan có thẩm quyền yêu cầu chủ thể quyền cung cấp, bổ sung trong vòng 30 ngày tính từ ngày ra yêu cầu.

     

    + Trong vòng 30 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho bên yêu cầu về dự định thời gian, biện pháp xử lý, thủ tục xử lý và yêu cầu chủ thể quyền hợp tác hỗ trợ trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xác minh và xử lý vi phạm

    Bài viết khác