ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa được rất nhiều quan tâm đến, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nắm rõ được điểm giống và khác nhau giữa nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa. Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa có sự khác biệt như sau:
1. Tiêu chuẩn của sự bảo hộ
a. Nhãn hiệu hàng hóa:
- Dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau.
- Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh và sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
b. Tên gọi xuất xứ
- Tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó
- Những mặt hàng này phải có tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện hợp lý và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên và con người
c. Khác nhau giữa nhãn hiệu và tên gọi xuất sứ:
- Nhãn hiệu: hàng hóa và dịch vụ đều mang nhãn hiệu
- Tên gọi xuất xứ: chỉ có hàng hóa mới được mang tên gọi xuất xứ
2. Về chủ thể được hưởng quyền chủ thể
Quốc tịch: giống nhau giữa nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa
a. Chủ thể phải thuộc các trường hợp sau:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam
- Tổ chức, cá nhân của nước ngoài được hưởng quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia
Quyền nộp đơn: khác nhau giữa nhãn hiệu hàng hóa
Nhãn hiệu hàng hóa: chủ thể hoạt động sản xuất hợp pháp có quyền nộp đơn nhãn hiệu hàng hóa do mình sản xuất hoặc chuẩn bị sản xuất
- Chủ thể hoạt động dịch vụ hợp pháp có quyền nộp đơn nhãn hiệu dịch vụ do mình tiến hành hoặc sẽ tiến hành
- Chủ thể hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất. Nếu người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu hàng hóa đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn.
- Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn thuộc về chủ thể đại diện cho tập thể những thành viên đều tuân thủ theo quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hóa tương ứng.
- Quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp có thể được chuyển giao
b. Tên gọi xuất xứ hàng hóa
Chủ thể sản xuất kinh doanh sản phẩm có tính chất, chất lượng đặc thù tại nước, địa phương có tên địa lý đáp ứng các điều kiện bảo hộ có quyền nộp đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa cho sản phẩm của mình.
- Cá nhân, pháp nhân nước ngoài đang có quyền sử dụng hợp pháp tên gọi xuất sứ hàng hóa đang được bảo hộ ở nước ngoài có quyền nộp đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa đó để sử dụng cho sản phẩm của mình trên thị trường Việt Nam.
- Quyền nộp đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất sứ hàng hóa không được chuyển giao.
- Quyền nộp đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất sứ hàng hóa chỉ được thực hiện sau khi tên gọi xuất sứ hàng hóa được đăng bạ.
3. Quyền ưu tiên: khác nhau giữa nhãn hiệu hàng hóa và TGXXHH
- Đơn yêu cầu cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa: được áp dụng về quyền ưu tiên
- Đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa không áp dụng về quy định quyền ưu tiên vì quyền nộp đơn phụ thuộc vào đặc thù chất lượng của sản phẩm và hoạt động kinh doanh, chứ không phụ thuộc vào việc tạo ra tên gọi xuất xứ hàng hóa hay tên gọi xuất xứ hàng hóa.
4. Thủ tục xác lập quyền: giống nhau giữa nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa.
- Muốn được hưởng quyền chủ thể phải nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ phù hợp với các quy định sau đây:
Đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ phải được làm bằng tiếng việt và phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung theo quy định của bộ khoa học công nghệ.
- Đơn phải nộp theo thể thức phù hợp với quy định sau đây:
+ Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, pháp nhân nước ngoài có đại diện hộp pháp tại Việt Nam, cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại việt nam có quyền trực tiếp hoặc thông qua đại diện sở hữu công nghiệp mà mình ủy quyền
+ Cá nhân, pháp nhân nước ngoài không thuộc những trường hợp trên tiến hành nộp đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp do mình ủy quyền.