ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
* Bạn hiểu thế nào là nhãn hiệu
Nhãn hiệu là gì? Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân này với dịch vụ hàng hóa tổ chức, cá nhân khác hoặc nhãn hiệu được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
1. Đăng ký nhãn hiệu có phải bắt buộc hay không?
Đăng ký nhãn hiệu hay không đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức
, cá nhân sử dụng nhãn hiệu.Mặc dù đăng ký nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc nhưng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lại là rất cần thiết và là cơ sở để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.
2. Đăng ký nhãn hiệu có vai trò như thế nào đối với chủ thể.
Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký đó cho các hàng hoá và dịch vụ đã đăng ký kèm theo nhãn hiệu. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là cơ sở pháp lý để chủ sở hữu nhãn hiệu khai thác lợi ích thương mại đối với nhãn hiệu, là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nhãn hiệu chống lại các hành vi xâm phạm nhãn hiệu.
Nếu nhãn hiệu không đăng ký thì người sử dụng nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) sẽ không được công nhận là chủ sở hữu nhãn hiệu và không có độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó, bất kể người này là người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu.Người đang sử dụng nhãn hiệu nhưng chưa đăng ký tức là chưa xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.Việc sử dụng nhãn hiệu mà không đăng ký sẽ dẫn đến khả năng bị mất quyền sử dụng nhãn hiệu đó khi có người khác đăng ký nhãn hiệu đó cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại.
3. Nhãn hiệu như thế nào thì được bảo hộ.
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân này với dịch vụ hàng hóa tổ chức, cá nhân khác.
Nhãn hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
Ngoài các nhãn hiệu cho phép xác định nguồn gốc sản xuất hoặc nguồn gốc thương mại của hàng hóa/dịch vụ, được gọi chung là nhãn hiệu, pháp luật còn bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết.
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Ví dụ, ISO 9000 là một nhãn hiệu chứng nhận được công nhận rộng rãi trên thế giới.
Nhãn hiệu tập thể là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
4. Nhãn hiệu như thế nào không được bảo hộ?
+ Dấu hiệu trùng hoặc gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội.
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức trong nước và quốc tế.
+ Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
5. Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu
Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh đều có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa dịch vụ của mình.
6. Tại sao trước khi nộp đơn ta cần tra cứu nhãn hiệu?
Nên tiến hành tra cứu khả năng đăng ký sử dụng nhãn hiệu trước khi nộp đơn xin bảo hộ. Lý do rất đơn giản, đó là tránh gây nhầm lẫn tương tự đối với các nhãn hiệu đã có và mất thời gian chi phí không cần thiết.
7. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu kéo dài trong bao lâu?
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp trong khoảng thời gian từ 12 đến 15 tháng kể từ khi nộp đơn, và trải qua các giai đoạn, gồm (thẩm định đơn về hình thức xem có đúng các quy định hay không (1 tháng kể từ ngày nộp đơn), công bố đơn (2 tháng, kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ), thẩm định đơn về nội dung và cấp văn bằng (9 tháng, kể từ ngày công bố đơn).
8. Đăng ký nhãn hiệu?
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành với hình thức đăng ký nhãn hiệu là ghi nhận nhãn hiệu và chủ sở hữu vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu.
9. Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở đâu?
Nộp đơn trực tiếp vào Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Việc đăng ký nhãn hiệu là một đặc thù, đòi hỏi có chuyên môn và hiểu biết về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Vì vậy, các tổ chức, cá nhân nên ưu tiên tiến hành việc nộp đơn thông qua đại diện sở hữu trí tuệ sẽ giúp tiến hành và các thủ tục khi nộp đơn một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí thời gian.
Đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện thương mại ở Việt Nam thì tổ chức, cá nhân này bắt buộc phải thông qua các đại diện chính thức sở hữu trí tuệ Việt Nam.
10. Thời hạn hiệu lực giấy đăng ký nhãn hiệu.
Thời hạn cho Giấy đăng ký nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn và được gia hạn nhiều lần.
11. Nhãn hiệu có thể được sửa đổi sau khi đăng ký không?
Nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ không thể được sửa đổi sau khi đăng ký, trừ trường hợp sửa đổi để giới hạn danh mục hàng hóa,dịch vụ. Nhãn hiệu có thể sửa đổi nhưng không làm thay đổi bản chất của nó.
12. Nhãn hiệu đăng ký nhưng không sử dụng trong quá trình lâu dài thì có thể bị hủy bỏ hay không?
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị hủy hiệu lực nếu chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu trong 5 năm liên tục trước ngày có yêu cầu đình chỉ hiệu lực, mà không có lí do chính đáng. Trong trường hợp này, hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị đình chỉ kể từ ngày đầu tiên sau thời hạn 5 năm nói trên.
13. Trong giai đoạn thẩm định có thể ngăn chặn người khác đang vi phạm nhãn hiệu mình đang đăng ký hay không?
Không. Ở Việt Nam, quyền đối với nhãn hiệu chỉ phát sinh trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ cấp. Vì vậy, khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, khó có khả năng ngăn chặn người khác sử dụng nhãn hiệu tương tự hay hoàn toàn giống với nhãn hiệu đang được thẩm định.