• » Đăng ký sáng chế
  • » Đăng ký nhãn hiệu
  • » Đăng ký kiểu dáng (design)
  • » Xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ
  • » Thủ tục tại Lào
  • » Thủ tục tại Campuchia
  • » Thủ tục tại Myanma
  • Bài viết về thương hiệu

    Đăng ký nhãn hiệu tại Hải Phòng
    Chủ nhật, 11:09 Ngày 09/07/2017.

     

    Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là thành phố lớn thứ 3 cả nước, lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội. Vì vậy, các tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh thương mại trước một thị trường đầy tiềm năng những cũng nhiều biến động như vậy đều có ý thức đăng ký thương hiệu (nhãn hiệu), hay đăng ký các vấn đề liên quan đến sở hữu công nghiệp.

     

    Đăng ký nhãn hiệu tại Hải Phòng các tổ chức, cá nhân phải nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ có trụ sở chính tại Hà Nội. Khoảng cách địa lý giữa Hải Phòng và Hà Nội là một khoảng cách không phải quá xa nên các doanh nghiệp có thể lên trực tiếp văn phòng Cục sở hữu trí tuệ hoặc gọi điện để được các chuyên viên trong Cục tư vấn cụ thể các vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

     

    Các tổ chức, các nhân có nhu cầu nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại HP có thể nộp đơn qua hai hình thức sau:

     

    -  Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ.

     

    - Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu qua chuyển phát nhanh EMS.

     

    Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều tổ chức, cá nhân đã thực hiện việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại HP thông qua đại diện sở hữu trí tuệ là một trong những chi nhánh của Cục sở hữu trí tuệ. Với việc sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp cho các tổ chức cá nhân có thể tiết kiệm thời gian, chi phí và điều quan trọng nhất là doanh nghiệp sẽ biết biết được đơn đăng ký nhãn hiệu có được cấp bằng hay không.

     

    Dù nộp bằng hình thức nào thì hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Hải Phòng

     đều phải có những tài liệu sau:

     

    - Tờ khai nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

     

    - Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu

     

    - Danh mục hàng hóa sản phẩm dự định đăng ký nhãn hiệu

     

    - Giấy ủy quyền nếu đăng ký thông qua đại diện sở hữu trí tuệ.

     

    - Lệ phí đăng ký.

     

    Đề chuẩn bị được những tài liệu nêu trên, các tổ chức, cá nhân sẽ phải tìm hiểu các thông tư, nghị định, điều luật liên quan đến Luật sở hữu trí tuệ để đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng yêu cầu về mặt hình thức và nội dung. Vì vậy, tổ chức, cá nhân có thể cân nhắc việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ.

     

    Bài viết khác