• » Đăng ký sáng chế
  • » Đăng ký nhãn hiệu
  • » Đăng ký kiểu dáng (design)
  • » Xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ
  • » Thủ tục tại Lào
  • » Thủ tục tại Campuchia
  • » Thủ tục tại Myanma
  • Bài viết về thương hiệu

    Xác lập quyền nhãn hiệu tại Lào
    Thứ hai, 11:09 Ngày 17/07/2017.

     

    Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á và là nước láng giềng gần gũi của Việt Nam. Quan hệ hữu nghị Việt-Lào là mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện từ lịch sử tới hiện tại giữa Việt Nam và Lào.

     

    Trong những năm gần đây, kinh tế Lào cùng với sự hợp tác kinh tế toàn diện đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Các tổ chức, cá nhân nhận thấy được thị trường tiềm năng tại Lào nên việc đầu tư vào Lào đang được ưu tiên hàng đầu của các tổ chức, cá nhân Việt Nam. Để có thể chiếm lĩnh được thị trường Lào thì việc đầu tiên cần làm của các doanh nghiêp là đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Lào. Khi tiến hành bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Lào, chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa cần nắm rõ những thông tin sau:

     

    1. Tại sao nên tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Lào?

     

    Để được bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, tra cứu nhãn hiệu hàng hóa tại Lào là bước không bắt buộc nhưng lại rất quan trọng. Chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa nên tiến hành việc tra cứu nhãn hiệu hàng hóa bởi lý do sau:

     

    + Lào là thị trường có nhiều tiềm năng, hấp dẫn nhiều nhà đầu tư nước ngoài từ các quốc gia khác nhau trên thế giới. Tổ chức, cá nhân bảo hộ bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Lào là một quyết đinh đứng đắn và mang tính chiến lược lâu dài. Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Lào là cơ sở pháp lý chứng nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hóa của tổ chức, cá nhân, trên cơ sở được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

     

    + Hiện nay, trên thị trường Lào có rất nhiều mặt hàng đa dạng của các tổ chức, cá nhân khác, việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ giúp cho hàng hóa hàng hóa tại Lào của tổ chức, cá nhân có thể phân biệt được các hàng hóa hàng hóa với các tổ chức, cá nhân khác. Bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa nhằm ngăn cản người khác tiếp thị các hàng hóa trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn, làm nhái, làm giả làm ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng của tổ chức, cá nhân trên thị trường Lào.

     

    + Việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa có thể chuyển giao quyền sử dụng (li-xăng) nhãn hiệu hàng hóa hoặc nhượng quyền thương mại (franchise) nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ của tổ chức, cá nhân cho các công ty khác, qua đó tạo ra nguồn thu nhập bổ sung cho tổ chức, cá nhân, giúp tổ chức, cá nhân có thể mở rộng đầu tư hoặc tái đầu tư.

     

    + Tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu hàng hóa còn ngăn chặn việc đơn vị khác sử dụng nhãn hiệu hàng hóa của tổ chức, cá nhân đang sử dụng đi bảo hộ độc quyền, khi đó tổ chức, cá nhân không được phép sử dụng rộng rãi nhãn hiệu hàng hóa đó trong lĩnh vực kinh doanh của mình và vô tình tổ chức, cá nhân lại là người vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa.

     

    + Một nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ có uy tín đối với người tiêu dùng tại Lào sẽ giúp các tổ chức, cá nhân huy động vốn tài chính từ các ngân hàng hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm.

     

    + Bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tại Lào sẽ giúp tổ chức, cá nhân tạo nên một nhãn hiệu hàng hóa riêng trên thị trường và nâng cao uy tín, chất lượng của hàng hóa cho tổ chức, cá nhân.

     

    Tổ chức, cá nhân nên đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền tại Lào nhằm đảm bảo lợi ích và quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân trước pháp luật. Đồng thời, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức, cá nhân và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.

     

    2. Tra cứu nhãn hiệu hàng hóa

     

    + Hàng năm, có rất nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa thuộc những nhóm hàng hóa khác nhau được nộp tại Lào, việc tra cứu nhãn hiệu hàng hóa là rất cần thiết. Tra cứu nhãn hiệu hàng hóa còn đánh giá xem nhãn hiệu hàng hóa có bị trùng hay tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa khác đã được bảo hộ tại Lào. Nếu nhãn hiệu hàng hóa chứa các yêu tố trên thì nhãn hiệu hàng hóa dự định bảo hộ sẽ không thể bảo hộ được. Như vậy, chủ sở hữu sẽ phải tiến hành việc sửa đổi nhãn hiệu hàng hóa cho phù hợp để có thể bảo hộ độc quyền được hàng hóa hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hàng hóa đó tại Lào.

     

    + Kết quả tra cứu nhãn hiệu hàng hóa tại Lào giúp chủ sở hữu đánh giá được khả năng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa thành công là bao nhiêu phần trăm. Việc tra cứu nhãn hiệu hàng hóa tại Lào sẽ giúp chủ sở hữu tự tin khi tiến hành bảo hộ bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tại Lào. Bên cạnh đó, tra cứu nhãn hiệu hàng hóa sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc thực hiện nộp đơn tại Lào.

     

    3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Lào.

     

    Để tổ chức, cá nhân có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bảo hộ tại Lào được hiệu quả, tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị những tài liệu sau:

     

    + Tờ khai

     

    + Giấy ủy quyền

     

    + Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hàng hóa độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tại Lào.

     

    + Mẫu nhãn hiệu hàng hóa

     

    + Bản sao chứng minh quyền ưu tiên (Nếu có) 

     

    Lưu ý: Tổ chức, cá nhân khi chuẩn bị những tài liệu trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cần lưu ý tổ chức, cá nhân một số điểm sau:

     

    + Tờ khai

     

    Tên và địa chỉ đầy đủ của người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Lào kèm theo quốc tịch của người đó (Người nộp đơn chính là chủ sở hữu của nhãn hiệu hàng hóa)

     

    + Mẫu nhãn hiệu hàng hóa

     

    Gồm 15 mẫu, mẫu phải có kích thước đúng, màu sắc và hình khối phải chính xác với nhãn hiệu hàng hóa bảo hộ.

     

    + Giấy ủy quyền

     

    Tổ chức, cá nhân tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Lào nếu thông qua đại diện thì cần phải có giấy ủy quyền. Giấy ủy quyền cần phải có những nội dung sau:

     

    + Tên, họ tên, địa chỉ đầy đủ của bên ủy quyền và bên được ủy quyền hoặc bên thay thế ủy quyền hoặc bên nhận tái ủy quyền.

     

    + Phạm vi ủy quyền, khối lượng công việc được ủy quyền trong quá trình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Lào.

     

    + Thời hạn ủy quyền.

     

    + Ngày ký giấy ủy quyền.

     

    + Chữ ký của người đại diện hợp pháp của bên ủy quyền.

     

    Giấy ủy quyền sau khi được soạn xong phải công chứng.

     

    + Danh mục hàng hóa

     

    Danh mục hàng hóa khách hàng phải phân theo bảng phân loại hàng hóa quốc tế, tổ chức, cá nhân phải phân nhóm chuẩn xác và đầy đủ.

     

    Những thông tin trên sẽ giúp tổ chức, cá nhân nắm rõ về tài liệu liên quan đến đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Lào, giúp tổ chức, cá nhân có thể tiến hành việc nộp đơn một cách nhanh chóng và hiệu quả.

     

    4. Quá trình xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Lào.

     

    Chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Lào nhưng vẫn chưa nắm rõ được quá trình xem xét đơn tại Lào. Vậy đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Lào được xem xét như thế nào? Đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Lào.

     

    Cũng giống như Việt Nam, quá trình xem xét đơn của Lào được thực hiện qua 3 bước:

     

    Bước 1: Thẩm định hình thức.

     

    Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn

     

    Bước 2: Thẩm định nội dung

     

    Đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ.

     

    Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu hàng hóa là 6 tháng kể từ ngày công bố đơn.

     

    Bước 3: Thời gian cấp bằng

     

    Thời hạn cấp văn bằng bảo hộ là 2 tháng.

     

    5. Gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

     

    Hiệu lực của nhãn hiệu hàng hóa đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Lào là 10 năm kể từ ngày nộp đơn và được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Khoảng thời gian 10 năm là khá dài đối với mỗi chủ sở hữu và đó cũng là khoảng thời gian mà nhiều nhãn hiệu hàng hóa đã tích lũy thêm được rất nhiều giá trị, tuy nhiên chủ sở hữu có thể quên đi nghĩa vụ phải trả một khoản phí để gia hạn nhãn hiệu hàng hóa của mình theo quy định Luật Sở hữu Trí tuệ. Nếu chủ sở hữu không thực hiện việc gia hạn, kể cả trường hợp do vô tình quên thời hạn phải nộp phí, thì nhãn hiệu hàng hóa đó không còn là của chủ sở hữu khi đã quá thời hạn nộp phí gia hạn.

     

    Do đó, để tránh những vấn đề như vậy, chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa có thể sử dụng dịch vụ bảo hộ thông qua các đại diện của Cục Sở hữu Trí tuệ  như HAIHAN-IP hỗ trợ khách hàng quản lý thời hạn nộp phí gia hạn để đảm bảo rằng nhãn hiệu hàng hóa của quý khách hàng luôn có hiệu lực.

    Bài viết khác