• » Đăng ký sáng chế
  • » Đăng ký nhãn hiệu
  • » Đăng ký kiểu dáng (design)
  • » Xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ
  • » Thủ tục tại Lào
  • » Thủ tục tại Campuchia
  • » Thủ tục tại Myanma
  • Sở hữu trí tuệ

    Tra cuu nhan hieu

    Tra cứu nhãn hiệu

    Tra cứu nhãn hiệu nhằm đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu. Ngoài khả năng lựa chọn từ khóa phù hợp, người tra cứu còn cần có kỹ năng phân tích những nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn để đưa ra được quyết định có thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu hay không.>> Xem tiếp 

    dang ky nhan hieu

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

    Đăng ký nhãn hiệu là một thủ tục cần thiết để đạt được cơ sở pháp lý về quyền sở hữu thương hiệu, được sử dụng độc quyền nhãn hiệu, có thể công khai về quyền sở hữu thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng. >> Xem tiếp

    gia han nhan hieu

    Gia hạn nhãn hiệu

    Nhãn hiệu được cấp bằng có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Sau khoảng thời gian 10 năm, chủ sở hữu nhãn hiệu nếu tiếp tục sử dụng nhãn hiệu cần thực hiện việc gia hạn nhãn hiệu.>> Xem tiếp

    dang ky doc quyen logo

    Thủ tục đăng ký logo

    Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư cho việc thiết kế cho riêng mình mẫu logo rất phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, nhưng làm cách nào để bảo vệ độc quyền được logo của mình mà không bị các bên khác vi phạm.>> Xem tiếp

    chuyen nhuong nhan hieu

    Chuyển nhượng nhãn hiệu

    Việc nhận chuyển nhượng nhãn hiệu đã trở nên phổ biến hiện nay khi một doanh nghiệp mong muốn sở hữu nhãn hiệu của một công ty khác.>> Xem tiếp

    dang ky ban quyen tac gia 

     

    Đăng ký bản quyền tác giả

    Bản quyền tác giả là một tài sản trí tuệ có thời gian bảo hộ dài. Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm.>> Xem tiếp

     

     Li-xăng nhãn hiệu

    Li-xăng: chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

    Để có thể sử dụng một thương hiệu đã có danh tiếng cho việc kinh doanh, các tổ chức/cá nhân có thể nhận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu từ chủ nhãn hiệu có danh tiếng đã đăng ký độc quyền. >> Xem tiếp

     

    Trademark Madrid Hai Han

    Đăng ký nhãn hiệu quốc tế (đăng ký theo Madrid)

    Để bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài, chủ đơn có thể thực hiện việc nộp đơn nhãn hiệu theo Madrid và chỉ định những quốc gia cần đăng ký. >> Xem tiếp

     Phan doi nhan hieu

    Phản đối nhãn hiệu

    Bất cứ một bên thứ ba nào cũng có thể yêu cầu phản đối một nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký. Việc phản đối phải lập thành văn bản và phải có căn cứ xác đáng.>>Xem tiếp

     Dang ky nhan hieu Quoc te

    Đăng ký nhãn hiệu tại từng quốc gia

    Một cách khác để bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài là chủ đơn có thể thực hiện việc nộp đơn vào từng quốc gia.>> Xem tiếp

     Khieu nai nhan hieu

    Khiếu nại nhãn hiệu

    Khi Cục Sở hữu Trí tuệ ra quyết định từ chối cấp bằng đối với nhãn hiệu đăng ký, nếu xét thấy ý kiến từ chối là không xác đáng, chủ đơn có thể thực hiện việc khiếu nại quyết định đó.>>Xem tiếp

     Nhan hieu tap the

    Đăng ký nhãn hiệu tập thể

    Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.>>Xem tiếp

    Sua doi dang ky nhan hieu

     

    Sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

    Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, nếu chủ bằng có những thay đổi về thông tin của chủ bằng thì chủ bằng có thể thực hiện việc sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.>> Xem tiếp

     Ma so ma vach

     

    Đăng ký mã số mã vạch

    Mã số mã vạch là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, tổ chức hoặc địa điểm… dựa trên việc ấn định một mã số cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng vạch để máy quét có thể đọc được.>>Xem tiếp

     Cap lai Giay chung nhan dang ky nhan hieu

     

    Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

    Khi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị mất, bị hỏng, rách, bẩn, phai mờ đến mức không sử dụng được, chủ bằng có thể nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận nhãn hiệu.>>Xem tiếp

    Ve sinh an toan thuc pham

    Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

    Việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, nộp hồ sơ và xử lý những vấn đề trong quá trình thẩm định cơ sở để cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là một quá trình tương đối phức tạp.>>Xem tiếp

     Xu ly vi pham nhan hieu

     

    Xứ lý vi phạm nhãn hiệu

    Khi chủ nhãn hiệu phát hiện thấy có một tổ chức/cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu mà không được phép của mình, chủ nhãn hiệu phải làm gì để ngăn chặn hành vi vi phạm quyền đối với nhãn hiệu của mình?>>Xem tiếp

     Cong bo tieu chuan chat luong

    Công bố tiêu chuẩn chất lượng

    Theo quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức sản xuất kinh doanh phải tiến hành công bố chất lượng sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường. Ngoài ra, việc công bố cũng giúp doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kiểm soát được chất lượng sản phẩm của mình.>>Xem tiếp

    _______________________________

    Sở hữu Trí tuệ (Intellectual Property viết tắt là IP) được xem là một lĩnh vực đang phát triển ở Việt Nam, nhiều Công ty còn chưa coi trọng việc bảo hộ sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp. Phần lớn các Công ty trong nước thường tập trung vào việc sản xuất kinh doanh mà không chú ý đến việc đăng ký các đối tượng sở hữu trí tuệ của Công ty mình. Đến khi có những vi phạm xảy ra, ví dụ như một Công ty khác sử dụng nhãn hiệu của Công ty mình hay một Công ty khác yêu cầu không được tiếp tục dùng nhãn hiệu của họ, các Công ty mới ý thức được tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ. Trademark protection

    Để minh họa cho đối tượng sở hữu trí tuệ, chúng tôi lấy nhãn hiệu là đại diện và bày tỏ quan điểm của chúng tôi như dưới đây:

    Nhãn hiệu là gì? Tại sao các Công ty nên cân nhắc đăng ký nhãn hiệu của mình?

    1. Nhãn hiệu là gì?

    Bang nhan hieu HAIHAN-IP

    Nhãn hiệu đối với nhiều người có thể là một đối tượng trìu tượng, khó xác định, là một cái gì đó lớn lao, như là thượng hiệu của Coca Cola, Apple hay Microsoft.Thực tế, nhãn hiệu chỉ là "dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau" và đáp ứng điều kiện bảo hộ đó là: "Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc" và "Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác". Vậy, nếu tôi tên là Hải và tôi kinh doanh quần áo thì tôi có thể đăng kỹ nhãn hiệu "HAIQA" hiểu nôm na là Hải Quần Áo được không? 

    Câu trả lời là: Hoàn toàn được nếu chưa có ai đăng ký nhãn hiệu đó cho nhóm hàng hóa quần áo và dịch vụ buôn bán quần áo. Nhưng sao nhãn hiệu của tôi nghe không hấp dẫn chút nào vậy, ai sẽ mua sản phẩm của tôi nếu tôi lấy nhãn hiệu này?

    Câu trả lời là: Điều đó tùy thuộc vào bạn làm gì cho nhãn hiệu đó, nếu bạn chỉ trưng biển "HAIQA" cho cửa hàng của bạn, và buôn bán theo kiểu truyền thống, thì thật là khó để bạn tiếp cận được khách hàng, và thật là khó để có nhiều khách hàng mua hàng của bạn. Trademark protection

    Nhưng nếu:

    - Bạn làm thật tốt khâu sản xuất, để tạo ra những sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt mà nhiều người ở các lứa tuổi mặc vào đều tôn nên những vẻ đẹp vốn có của mỗi người.

    - Bạn thực hiện việc truyền thông, quảng cáo sản phẩm mang nhãn hiệu "HAIQA" một cách rất tốt theo cách của mình, ví dụ: "Đăng quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng", "Tham gia các hội chợ triển lãm", "Thực hiện những chiến dịch xúc tiến bán hàng (Promotion) rầm rộ" để giới thiệu được cho nhiều nhóm khách hàng. Tức là, bạn đầu tư thời gian, chi phí cho nhãn hiệu. Một thời gian sau, nhiều người sẽ biết đến quần áo mang thương hiệu “HAIQA” của bạn, sẽ dùng thử và hài lòng vì chất lượng sản phẩm của bạn tốt. Số lượng người dùng tăng lên, số lượng người biết đến nhãn hiệu của bạn cũng tăng lên, lúc đó chắc chắn bạn sẽ biết giá trị của nhãn hiệu của mình đáng giá bao nhiêu. 

    Như vậy, điều quan trọng không phải là nhãn hiệu nghe tên phải hay, phải hấp dẫn, phải hào nhoáng mới phát triển được, mà nhãn hiệu chỉ cần thật đơn giản nhưng quan trọng là bạn làm gì sau khi tạo ra nhãn hiệu đó.

    Các bạn có biết nhãn hiệu LiOA không? Nhãn hiệu này có nổi tiếng không, nghe tên có hay không? Vậy LiOA nghĩa là gì mà nổi tiếng thế.

    2. Tại sao các Công ty nên cân nhắc đăng ký nhãn hiệu của mình?

    Bao ho thuong hieuTôi là một người chủ doanh nghiệp, tôi đã tự mình nghiên cứu và thiết kế ra nhãn hiệu cho riêng mình, rất đẹp, rất ưng ý và hấp dẫn. Điều quan trọng là tôi đảm bảo thiết kế của tôi là có một không hai. Tôi yên tâm dùng nhãn hiệu của mình.

    Một ngày, tôi nhận được thư cảnh báo của một công ty khác hoạt động cùng ngành nghề nói rằng tôi đã vi phạm nhãn hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận độc quyền nhãn hiệu của họ và yêu cầu chúng tôi:

    - Tháo dỡ bảng biển quảng cáo;

    - Hủy bỏ các cactalog sản phẩm mang nhãn hiệu, card visit của công ty mang nhãn hiệu, hay bất kỳ tài liệu, giấy tờ gì của công ty mang nhãn hiệu;

    - Loại bỏ bao bì của các sản phẩm mang nhãn hiệu;

    Đến lúc này tôi phải làm sao?

    Liệu rằng chúng tôi thuê luật sư sở hữu trí tuệ và chúng tôi sẽ không phải làm theo những yêu cầu của thư khuyến cáo? Hay chúng tôi chấp nhận làm theo thư khuyến cáo để chịu tổn thất không nhỏ về các chi phí và hình ảnh của công ty? Trademark protection

    Do đó, những nguy cơ sau đây có thể xảy ra nếu công ty dùng nhãn hiệu mà không đăng ký:

    - Không được độc quyền dùng nhãn hiệu;

    - Nhãn hiệu bị người khác đăng ký độc quyền;

    - Vi phạm nhãn hiệu của người khác đã được cấp Giấy chứng nhận độc quyền nhãn hiệu.

    Vậy, lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu là:

    - Có cơ sở pháp lý về quyền sở hữu thương hiệu;

    - Được sử dụng độc quyền nhãn hiệu;

    - Có thể công khai về quyền sở hữu thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng;

    - Nhãn hiệu được ghi nhận trong đăng bạ và cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu Trí tuệ;

    - Có thể đăng ký với hải quan;

    - Có quyền đưa ra những vấn đề liên quan đến việc bị vi phạm thương hiệu đến Tòa án;

    - Có thể yêu cầu các tổ chức/cá nhân khác không được sử dụng nhãn hiệu của mình đã đăng ký;

    - Có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại khi bị tổ chức/cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu của mình mà không được sự đồng ý;

    - Có thể chuyển quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu cho tổ chức/cá nhân khác để thu được một khoản phí chuyển quyền;

    - Có thể sử dụng ký hiệu (R) dành cho thương hiệu đã được đăng ký.

    Vì vậy, để là chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu, quý khách hàng nên cân nhắc các bước:

    TRA CỨU NHÃN HIỆU – ĐĂNG KÝ NHÃN HIÊU – DÙNG NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN

    ___________________________________________________________________

    Để quý khách hàng có đầy đủ thông tin về thủ tục và chi phí cho việc bảo hộ thương hiệu, xin vui lòng liên hệ:

    haihan-ip

    Công ty Sở hữu Trí tuệ Hải Hân (HAIHAN-IP)

    Tầng 12A, Tòa nhà văn phòng Center Building Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

    Số điện thoại: 024-3202 8111 / 024-3202 8222

    Số Fax: 024-3202 8333

    Số hotline: 0983 788 469

    Email: hh@haihan.vn

    Công ty Sở hữu Trí tuệ Hải Hân (HAIHAN-IP) là Đại diện Sở hữu Trí tuệ được ghi nhận bởi Cục Sở hữu Trí tuệ theo Quyết định số 2543/QĐ-SHTT ngày 30/09/2013.